Startup Việt nên chớp cơ hội từ các quỹ đầu tư nước ngoài

Trong điều kiện tiếp cận nguồn vốn trong nước còn khó khăn, nhất là ở khâu tiêu chí và điều kiện hỗ trợ vốn, Startup Việt cần nâng cao năng lực để chớp cơ hội từ các quỹ đầu tư nước ngoài.

Lần đầu tiên, hơn 100 quỹ đầu tư quốc tế có mặt tại Vietnam Ventures Summit 2019 - Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam để tìm hiểu về hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, trong hai ngày 10 và 12/6.

Sự kiện quy tụ những tên tuổi lớn như Softbank Vision Fund; Sequoia, SK, Temasek, Insignia, Golden Gate Venture, Hanwha..., là các quỹ hàng đầu đến từ Thung lũng Silicon, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc...

Đại diện các quỹ đầu tư hàng đầu thế giới sẽ có mặt tại Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội hợp tác, đầu tư

Sức hấp dẫn từ Startup Việt

Hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đang phát triển với hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động, tăng gấp đôi so với 2015. Nhiều tập đoàn lớn trong nước đã tham gia vào đầu tư mạo hiểm như FPT, Viettel, Vingroup, CMC, CenGroup... Cùng với đó là hơn 40 cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh và 60 khu không gian làm việc chung trên cả nước.

Năm 2018, nhiều tập đoàn lớn tăng cường đầu tư cho hệ sinh thái khởi nghiệp. Như, Tập đoàn Vinacapital đã thành lập Quỹ Đầu tư Vinacapital Ventures (100 triệu USD); Vingroup thành lập Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ có mức đầu tư 2.000 tỷ đồng, Quỹ Đầu tư mạo hiểm có mức 300 triệu USD để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo đột phá về công nghệ…

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn còn tương đối non trẻ và chưa kết nối chặt chẽ với nhau. Các yếu tố tạo nên sự thành công của Startup bao gồm hạ tầng, thể chế chính sách, tài chính, nguồn vốn đầu tư, thị trường và văn hóa vẫn còn tiếp tục được hoàn thiện từng bước. Mặc dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bắt đầu thu hút sự quan tâm lớn của các quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới và trong khu vực.

Việc đại diện các quỹ đầu tư hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội rót vốn là một thông tin đặc biệt quan trọng và cơ hội rất tốt cho Startup Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện tiếp cận nguồn vốn trong nước còn khá khó khăn, nhất là ở khâu tiêu chí và điều kiện hỗ trợ vốn. 

Chia sẻ về điều này, ông Trịnh Nguyên Tuấn Anh – Sáng lập King Broker  & Job Festival cho biết, muốn có nhiều Startup thành công, cần tập trung hỗ trợ trong 2 năm đầu tiên. Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường là các doanh nghiệp mới, cần có khoảng 2 năm để hoàn thiện và thương mại hóa sản phẩm dịch vụ. Thời gian này là thời gian “sinh tử” của Statup bởi vì đây là giai đoạn ngốn tiền, trong khi doanh thu khá eo hẹp và rất nhiều khó khăn khác. Nhiều doanh nghiệp đã phải giải thể ngay trong 2 năm đầu tiên vì cạn vốn, nhưng có rất nhiều Startup khác vượt qua được và bước sang một trang mới: sản phẩm hoàn hiện và đưa ra thị trường, lúc này gọi vốn không còn khó khăn nữa.

“Trong khoảng 3 năm gần đây Việt Nam đã tạo nên một phong trào khởi nghiệp có thể nói là xếp top đầu Châu Á, điều này thể hiện rõ ở sự đặc biệt quan tâm của Chính phủ, số lượng Startup, nguồn vốn đầu tư cho Startup. Số lượng Startup gọi vốn triệu đô không còn quá ít, đã xuất hiện những Startup đẳng cấp thế giới…. và đặc biệt thông tin cũng như người quan tâm rất lớn trên các kênh truyền thông và mạng xã hội. Nếu tăng được tỷ lệ thành công của Startup thì sẽ là động lực rất lớn để phát triển kinh tế”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Thách thức và cơ hội

Các Quỹ đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam là tìm đến một mảnh đất màu mỡ, họ đến để kinh doanh cho nên cách tiếp cận Startup và rót vốn của họ sẽ rất khác so với các Quỹ đầu tư của Chính phủ. Họ sẽ rất “thực dụng” và nhìn nhận đúng bản chất đầu tư và tập trung vào các Startup đã định vị, có tiềm năng mang tính chọn lọc cao hơn là hỗ trợ. Đặc biệt các Quỹ đầu tư sẽ tiếp cận trực tiếp nhiều hơn với Startup thay vì thông qua giới thiệu của đơn vị khác.

Về điều này, ông Trịnh Nguyên Tuấn Anh cũng nhận định kênh mà các Quỹ đầu tư này chắc chắn sẽ quan tâm đó là: Các cuộc thi khởi nghiệp cấp độ Quốc gia như Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do VCCI tổ chức, Startup Whee do BSSC tổ chức, các cuộc thi khởi nghiệp cấp Trường, ví dụ Khởi nghiệp cùng Kawai của ĐH Ngoại Thương, các sàn giao dịch ý tưởng khởi nghiệp, các Trung tâm khởi nghiệp, các Diễn đàn khởi nghiệp và ngay cả các cộng đồng khởi nghiệp trên Mạng xã hội...

Cơ hội đã rất rõ ràng, sẽ có rất nhiều Startup tiềm năng được rót vốn, thông qua các Quỹ ngoại này Startup được tiếp cận và vươn ra thị trường quốc tế. Nhưng vẫn còn đó nhiều thách thức khi phương pháp tiếp cận các nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta chưa quen như: Văn hóa gọi vốn sẽ phải trung thực hơn, minh bạch hơn; Nâng cao sự chuyên nghiệp thông qua bộ hồ sơ gọi vốn, các tài liệu kinh doanh; Nắm rõ quy trình rót vốn, lộ trình thẩm định dự án; Phải có một kế hoạch khả thi, rõ ràng, mạch lạc; Phải thông thạo ngôn ngữ, văn hóa quốc tế để trở thành một Startup toàn cầu.

Với vai trò là Chủ tịch Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp Việt Nam, ông Hoàng Công Đoàn – Chủ tịch hội đồng quản trị công ty CP đầu tư Sông Thao chia sẻ: Để nắm bắt được cơ hội từ các nguồn quỹ đầu tư từ nước ngoài mới cam kết, các Startup Việt cần lưu ý 3 yêu tố: Thứ nhất, các sản phẩm cần có tính vượt trội về tư duy, có sự khác biệt so với các sản phẩm đã có trên thị trường. Thứ hai là sự minh bạch về tài chính trong công tác quản trị doanh nghiệp. Thứ ba là kiên trì trên con đường và các sản phẩm mình đang theo đuổi và lựa chọn.

Theo ông Đoàn, sản phẩm cần có tính tư duy vượt trội ở đây cụ thể như: Doanh nghiệp làm về sản phẩm nông nghiệp rau củ quả không những làm sản phẩm đảm bảo chất lượng cao, an toàn thực phẩm mà phải đóng gói, để người tiêu dùng kiểm soát được xuất sứ cũng như chất lượng của sản phẩm nhưng giá thành lại phải hết sức hợp lý.

Ngoài ra, sự minh bạch về tài chính trong công tác quản trị đó là công ty nếu đang thua lỗ cũng cần nêu rõ, nhưng sẽ kỳ vọng hiệu quả trong tương lai. Các doanh nghiệp không nên làm hồ sơ màu mè lên, có lợi nhuận để các nhà đầu tư “nhảy” vào, chi phí quản lý với các Startup nhỏ thường không hay tính lương quản lý của chính mình, không tính toán tiền thuê mặt bằng nếu đó là nhà của chính mình, tiền thuê xe hay khấu hao xe, tiền lãi vay ngân hàng, ...

Kiên trì ở đây là khi các Startup đã lựa chọn  sản phẩm cụ thể để sản xuất phải kiên trì học học thêm kiến thức và làm tới cùng, đó là sự thành công, không vì thấy khó khăn lại bỏ cuộc chuyển sang lựa chọn một nghành nghề khác, một sản phẩm khác. xem thêm bảo hiểm nhân thọ tại đây

Cũng theo ông Đoàn, “trong quá trình CLB hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tôi nhận thấy nhiều startup tuổi đời còn trẻ, đa phần cũng chỉ mới dừng lại ở các ý tưởng, các ý tưởng thì cũng đc sao chép, không có những nghiên cứu về chiều sâu, không có sự chia sẻ tiết lộ dự án để có thêm sự chia sẻ về kinh nghiệm của các bậc tièn bối đàn anh đàn chị đi trước, mà chủ yếu các bạn lại nghĩ ý tưởng của mình như một kho báu phải giữ gìn vậy, các bạn đâu có hiểu những thứ các bạn nghĩ ra rất có thể ở đâu đó họ đã nghĩ ra trước mình 5-10 năm trước thậm chí là còn hơn thế”.

Nhìn lại, Việt Nam thực sự sẽ trở thành miền đất hứa cho các Quỹ đầu tư quốc tế, cơ hội sẽ rất nhiều nhưng không phải dành cho tất cả mọi người. Startup muốn thành công bắt buộc phải liên tục học hỏi và cập nhật các kiến thức cũng như hòa nhập quốc tế. Không có cách nào khác muốn sinh tồn thì phải thích nghi và tiến hóa.

Xem thêm công ty tư vấn thiết kế xây dựng https://nhaxinhcenter.com.vn/gioi-thieu.html

Theo khoi nghiep

Nhận xét